Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Kỹ thuật tối ưu OnPage cho website

Kỹ thuật tối ưu Onpage là việc đảm bảo nội dung của website liên quan đến từ hoặc cụm từ khóa mà bạn đang nhắm tới. Đây là phần rất quan trọng trong hầu hết các dự án SEO.

Cụ thể, tối ưu Onpage bao gồm những công việc chính sau đây:

  • Xác định chính xác những từ và cụm từ bạn sẽ nhắm tới.

  • Chọn trang web để tối ưu. Nếu chưa có phải lên kế hoạch lập website mới.

  • Viết nội dung hướng đến những từ và cụm từ này.

  • Tối ưu tất cả các thành phần trên trang để chúng chứa những từ và cụm từ này.


Tối ưu Onpage là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để có một thứ hạng cao. Đầu tiên của bạn phải quan tâm đến chất lượng nội dung. Nội dung của bạn phải thật chất lượng và hữu ích, làm cho người dùng cảm thấy thỏa mãn khi tìm đến website của bạn. Trong quá trình học về cách tối ưu Onpage hãy luôn ghi nhớ:

"Chừng nào việc tối ưu Onpage của bạn không ảnh hưởng đến chất lượng bài viết và vẫn mang lại trải nghiệm thật tốt cho người dùng, lúc đó bạn mới nên tối ưu..."

Kỷ thuật tối ưu Onpage và chèn từ khóa

Trong bài này chúng ta sẽ học về:

  • Thẻ tiêu đề

  • Thẻ mô tả

  • Địa chỉ URL

  • Header

  • Bài viết

  • Hình ảnh


Nói một cách đơn giản, chèn từ khóa hợp lý sẽ giúp nâng cao thứ hạng cho web, nhưng chèn như thế nào, ở đâu, mật độ bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp trong phần dưới đây.

1. Tiêu đề trang

Ta sẽ thấy tiêu đề trang trong code HTML, vị trí của nó nằm giữ 2 thẻ /

Ví dụ: Nội dung tiêu đề trang

Tiêu đề trang là thành phần On-Page quan trọng nhất vì máy tìm kiếm rất coi trọng yếu tố này, do vậy bạn phải nhớ chèn từ khóa vào tiêu đề trang.

Ngoài ra, trong bảng kết quả tìm kiếm, tiêu đề trang là thành phần nổi bật nhất, có kích thước lớn nhất, màu nỗi nhất so với tất cả các thành phần khác. Tiêu đề trang cũng được dùng làm đường link dẫn đến trang web đích. Vì vậy bạn cần đảm bảo có một tiêu đề trang ngắn gọn, chiều dài không qua 70 ký tự, để tránh bị cắt ngắt trên bảng kết quả.

Để kiểm tra xem tiêu đề trang web của bạn hiển thị như thế nào trong bảng kết quả tìm kiếm, truy cập trang web sau, điền địa chỉ website của bạn vào và xem kết quả:

http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets

Để viết một title hấp dẫn, bạn có thể học cách viết tiêu đề trên báo chí. Và nhớ chèn lời thúc giục mua hàng bất cứ khi nào có thể. 

2. Thẻ mô tả

Cấu trúc thẻ mô tả:



Nội dung thẻ mô tả được dùng làm phần tóm tắt, giới thiệu về trang web trong bảng kết quả tìm kiếm. Đồng thời, nó cũng được sử dụng làm phần mô tả cho một đường link khi nó xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Thẻ mô tả không dùng trong việc tính toán thứ hạng nhưng lại rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Cùng với tiêu đề, thẻ mô tả là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng có khi họ tìm kiếm trên Google. Một đoạn mô tả hấp dẫn, có chưa từ khóa (sẽ được bôi đậm nếu nó chứa cụm từ tìm kiếm), chắc chắn sẽ mang lại nhiều lượt truy cập hơn.

Cùng với thẻ tiêu đề, thẻ mô tả cũng bị cắt ngắn nếu vượt quá số lượng ký tự cho phép. Vì vậy, hãy đảm bảo số lượng ký tự trong thẻ mô tả của bạn không vượt quá 150 kỷ tự.

3. Địa chỉ URL

URL cũng là một yếu tố dùng để xếp hạng, do vậy bạn cũng nên chèn từ khóa khi có thể, các từ nên phân cách bởi dấu gạch ngang.

Ví dụ: http://vnbiti.com/seo-google.htm/

Khi cần thiết bạn nên nhờ đội ngũ kỹ thuật sửa lại địa chỉ URL. Khi thay đổi một địa chỉ đã có, nhớ sử dụng redirect 301 từ trang củ sang trang mới. Việc này sẽ đảm bảo trang mới được kế thừa tất cả sức mạnh của trang cũ.

Bên cạnh việc nâng cao thứ hạng, chèn từ khóa vào trong URL còn mang nhiều lợi ích phụ khác. Thứ nhất, người dùng khi xem qua đường link sẽ biết nội dung của trang web là gì. Thứ hai, khi trang web được mang đi chia sẽ, đường link của nó đồng thời là văn bản neo. Việc có từ khóa trong văn bản neo cũng lại là một yếu tố giúp tăng hạng cho website của bạn.

Nhiều khi các diễn đàn tự động chuyển địa chỉ URL trong bài viết của thành viên thành các liên kết HTML. Điều này có nghĩa là bản thân địa chỉ URL đó sẽ trở thành văn bản neo. Kết quả là, nếu URL chứa từ khóa thì văn bản neo cũng sẽ chứa từ khóa, điều này giúp tăng thứ hạng website.

Ví dụ, một địa chỉ URL http://vnbiti.com/seo-google.htm/ được chuển thành link, sẽ giúp tăng thứ hạng cho website vnbiti.com với từ khóa seo google

4. Thẻ heading

Cấu trúc các thẻ heading

Headline



Subheading



Subheading



là thẻ Headline. Bạn đã từ đọc báo chưa? Headline chính là dòng chử to nhất thừng nằm trên cùng mỗi bài báo. Còn dưới nó, phân bố trong nội dung bài viết là những sub-heading(h2) là những đoạn text có kích cỡ nhỏ hơn nhưng vẫn nỗi bật hơn phần còn lại của bài viết. Ở những cấp thấp hơn, chúng ta có h3, h4, tóm lại, Headline là thành phần quan trọng nhất, kế đến là các Sub-Heading.

Chỉ cần đọc qua heading ta có thể hiểu sơ về nội dung bài viết, vì vậy các máy tìm kiếm thường sử dụng heading trong việc tính toàn độ liên quan với từ khóa tìm kiếm. Như các bạn đã biết độ liên quan càng lớn, thứ hạng website càng cao.

5.Nội dung bài viết

Sử dụng từ khóa mục tiêu trong thân bài sẽ rất hữu ích. Chưng nào nó được chèn một cách hợp lý và tự nhiên kèm theo biến thể và những từ liên quan của nó. Bạn cần tuyệt đối tránh việc nhồi nhét từ khóa vì không chỉ bạn sẽ mất điểm trong mắt người dùng mà trang web của bạn cũng có nguy cơ phải chịu những hình phạt từ Google. Nhẹ thì mất thứ hạng, nặng thì bạn có thể biến mất luôn khỏi cơ sở dữ liệu của các máy tìm kiếm.

6. Hình ảnh

Nhớ chèn từ khóa vào trong tên ảnh cũng như trong thẻ mô tả ảnh của bất kỳ ảnh nào trên trang web. Việc này sẽ giúp tăng thứ hạng website.

7. Thẻ từ khóa

Nói chung, bạn không cần quan tâm đến thẻ từ khóa (vì nó không còn được các máy tìm kiếm sử dụng trong công thức tính toán thứ hạng).

Tuy nhiên, khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn nên nghiên cứu thẻ từ khóa của họ để xem đối thử đang hướng tới những từ khóa nào.

8. Bôi đậm

Google sẽ bôi đậm cụm từ tìm kiếm nếu nó xuất hiện trong tiêu đề, địa chỉ URL và thẻ mô tả. Việc này sẽ tăng lượng truy cập của người dùng.

Nguồn: VietMoz


Bài viết nên đọc:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét